KHẢO-LUẬN

 

 

II.
B
INH-K CỔ-TRUYỀN

 

6 - Binh-Khí Đặc-Biệt

B - Binh-Khí Cứng-Chắc

 

 

« Thiên-Phủ-Giáo »
偏 斧 槊

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) » là thành-phần Binh-Khí Đặc-Thù của Đại-Việt, trên nguyên-tắc thuộc môn « Binh-Khí Cứng-Chắc loại Cán Dài » . Tuy-nhiên, trên sa-trường, thì nó được sử-dụng như môn « Binh-Khí Chấn-Nện ».

         Nó có cán dài và có lưỡi Giáo thiết-kế theo hình Dùi-Đục gắn liền phiá dưới vuông góc với một lưỡi Búa hai đầu tròn nằm ngang.

         Đó là binh-khí chuyên dùng để khắc-chế quân địch mặc Giáp-Trụ đan bằng Mây (mà Đao, Thương, Kiếm, Kích không trị được).

         Môn-Sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần biết phân-biệt loại Binh-Khí « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) » đặc-biệt này thuộc về Loai « Binh-Khí Chấn-Nện » với loại Binh-Khí gọi là « Giáo-Rìu » - còn gọi là « Sóc-Rìu 鉊 » - tức thuộc về Loại « Binh-Khí Sắc Bén » thông-thường được thiết-kế với Lưỡi Giáo hình thoi có gắn phía dưới một Lưỡi Rìu nhỏ được võ-đoán gọi một cách sai lầm là « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) ».

« Sóc-Rìu ( 槊) ngụy-chế và mạo danh "Thiên-Phủ-Giáo" » 偏 斧 槊 ).



         Loại « Giáo-Rìu » này có nhiều kiểu-mẫu, tuy có vẽ như lợi-hại hơn loại Giáo Sóc, nhưng chung-qui vẫn không đạt được hiệu-năng khắc-chế quân địch mặc Giáp-Trụ đan bằng Mây như loại Thiên-Phủ-Giáo đích-nhiên, mà cũng không có tầm công-phá sát-thương ngang hàng được với Đại-Phủ-Việt 大 斧 鉞 ngoài chiến-trường xưa.

« Giáo-Rìu » cổ-truyền, còn được gọi là « Sóc-Rìu »
bị võ-đoán gọi sai lầm là "Thiên-Phủ-Giáo" 偏 斧 槊 )

- Đại-Việt - Thế-Kỷ 19 -

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)


 

Đại Phủ-Việt
(大 斧 鉞)


( Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France )




         Binh-Khí « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) » đã được võ-trang cho các Chiến-sĩ từ thời Nhà ĐINH (968-980) và thông-dụng đến đời Nhà LÝ (1010-1225), Nhà TRẦN (1225-1413)...

          Chính loại Binh-Khí Thiên-Phủ-Giáo này đã khiến cho quân địch lưu-trú miền thượng-du Bắc-Việt và các miền tiếp-cận biên-giói Việt-Hoa đã không còn sử-dụng loại Giáp Mây nữa và dẫn đến sự biến mất của nó. Do đấy, những bộ Giáp Mây của các hậu-duệ bắt gặp được vào thế-kỷ 19 thật thua xa loại Giáp Mây của Tổ-Tiên của họ trước kia. Và rồi cũng chính sự suy-vong của loại Giáp Mây đó mà loại Binh-Khí Thiên-Phủ-Giáo của Việt-Tộc cũng lần hồi bị từ bỏ gạt ra khỏi kho vũ-khí cổ-truyền, ngày nay rất ít có mấy ai ở Việt-Nam còn biết tới nữa.

 

 

   

 

 

Bài Thảo Võ-Trận Trung-Cổ

« Thiên-Phủ-Giáo »
偏 斧 槊

     

      Bài Thảo-pháp « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) » là bài Thảo dạy sử-dụng môn binh-khí cán dài, đặc-thù của dân-tộc Việt, và là bài Thảo-phát rất hiếm-hoi còn được lưu-truyền.

     Đó là bài Thảo gồm có 20 câu Thiệu (80 chữ), mật-mã-hóa những chiêu-thức đáng-ngại của một loại « Binh-Khí Chấn Nện », đặc-biệt cấu-trúc để khắc-chế quân địch mặc giáp-trụ đan bằng mây, duy-nhất còn được lưu-truyền tại Bình-Định bởi Sư-Trưởng PHẠM-Thi, hậu-duệ Dòng Võ cụ Hành-Khiển PHẠM-Tường.

     Trên thực-tế, bài Thảo-pháp « Thiên-Phủ-Giáo (偏 斧 槊) » này chỉ dành riêng cho Môn-Đồ trong Hệ-Phái và không phổ-truyền ra bên ngoài.

 

              

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

          

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.